Công an phá đường dây lừa đảo mạo danh tài khoản Facebook làm giả tài khoản ngân hàng
Mập mờ danh tính nhưng không ít bình luận của các "tài khoản bóng ma" để lại độ sát thương lớn, gây ảnh hưởng tâm lý nặng nề với người bị tấn công, có trường hợp rơi vào trầm cảm.
Lập tài khoản ảo để lừa đảo, nói xấu...Chị Trần Ái Liên (Thủ Đức, TP.HCM) chia sẻ gần đây có đi du lịch và nghỉ dưỡng tại một khách sạn cao cấp ở Phú Quốc. Như một thói quen, chị vào Facebook đăng ảnh và check-in (đánh dấu vị trí) về chuyến đi.
Trùng hợp, lập tức có một tài khoản lạ nhắn tin giới thiệu là nam, Việt kiều Singapore, cũng đang có ý định về Việt Nam chơi. Trải qua hơn hai tháng trò chuyện qua mạng, người này dần dần lấy được lòng tin và trở thành người yêu của chị Ái Liên.
Sau tất cả, người đàn ông xa lạ đã dẫn dắt chị vào con đường đầu tư chứng khoán quốc tế và tiền ảo. Kết quả là chị bị "cháy" sạch hơn 2 tỉ đồng.
"Rất nhiều lần tôi gọi video call (cuộc gọi ghi hình), nhưng ông ta có đủ cách để từ chối, nên mình không biết được mặt mũi chính xác. Sự việc vỡ lở, phát hiện các hình ảnh sang chảnh cũng là giả, lấy của người khác để "phông bạt". Tài khoản Facebook tiếp cận mình cũng là giả nốt. Quá đau đớn", chị Ái Liên bức xúc kể.
Là KOL có hơn 1 triệu tài khoản theo dõi ở các nền tảng TikTok, Facebook, Instagram..., bạn H.L. (TP.HCM) cho biết nhờ MXH nên được nhiều người biết đến, có thu nhập cao và lo được cho gia đình nhờ các hợp đồng quảng cáo cho nhãn hàng mỹ phẩm, thời trang, Hot51 thực phẩm...
Tuy nhiên, Home Away Parlay bên cạnh nhiều người hâm mộ hết lòng yêu thương,Luckydf0010b H.L. phải đối mặt với hàng loạt áp lực, khi chẳng may bị thiếu sót hoặc lỡ lời, cô lập tức bị soi mói và bị mắng chửi thậm tệ.
"Có lúc rất nhiều tài khoản vào trang Facebook của mình rồi mạt sát, công kích cá nhân mình và người nhà, thả biểu tượng phẫn nộ trong các bài viết. Họ còn tung ra các câu chuyện sai lệch để dẫn dắt dư luận. Mới đầu mình rất suy sụp và phải đi điều trị tâm lý, dần dần biết cách thích nghi hơn" - cô gái trẻ nói và cho biết đa số tài khoản có những bình luận nặng lời đều được cho là "ảo".
Trong danh sách chỉ có vài người bạn, hình đại diện (avatar) cũng rất chung chung như bông hoa, lá cây, chó mèo, hoặc hình người nhưng không rõ thân phận thực sự. Không chỉ vậy, nhiều trường hợp còn bị các tài khoản không rõ thân phận tiếp cận thực hiện hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.
Theo ghi nhận, nhiều người có tầm ảnh hưởng (KOL), người nổi tiếng (Celeb) đã định danh tài khoản mạng xã hội của mình và được nền tảng xác nhận bằng dấu tick xanh dương, góp phần giúp củng cố vị thế của họ trên nền tảng online.
Mạo danh lừa đảo tràn lanTheo ghi nhận của Tuổi Trẻ, thời gian qua cũng có nhiều tài khoản trên Facebook, TikTok... quảng cáo sai sự thật, mời gọi tham gia các sòng cá cược online, kêu gọi đầu tư vào các kênh chưa được pháp luật Việt Nam công nhận...
Có tài khoản còn xuất hiện người nữ ăn mặc khêu gợi, livestream trên TikTok, mời gọi qua Telegram hoặc các trang web khác để đổ tiền vào các trò cờ bạc, mại dâm...
Khảo sát của Hiệp hội An ninh mạng quốc gia cho biết lừa đảo trực tuyến tiếp tục hoành hành, gây những hậu quả nặng nề với hàng trăm nghìn người dùng Việt Nam trong năm 2024. Tổng thiệt hại do lừa đảo trực tuyến gây ra ước tính lên tới 18.900 tỉ đồng.
Hình thức tấn công người dùng của các đối tượng lừa đảo rất đa dạng và tinh vi. Trong đó ba hình thức phổ biến nhất năm 2024 gồm: dụ dỗ người dùng tham gia các chiêu trò đầu tư giả, hứa hẹn lợi nhuận cao; giả mạo danh tính cơ quan, tổ chức; lừa thông báo trúng thưởng, khuyến mãi lớn.
Theo kết quả khảo sát, 70,72% người dùng từng nhận được lời mời đầu tư tài chính vào các sàn giao dịch không rõ nguồn gốc nhưng cam kết không rủi ro, lợi nhuận cao.
62,08% cho biết gặp phải các cuộc gọi mạo danh cơ quan, tổ chức (công an, tòa án, thuế, ngân hàng...) để thúc giục cài phần mềm hoặc đe dọa phải chuyển tiền để chứng minh trong sạch do liên quan vi phạm pháp luật.
60,01% cho biết nhận được các thông báo trúng thưởng, khuyến mãi cao nhưng thông tin rất mập mờ, bất thường.
Bên cạnh các kịch bản tinh vi, các đối tượng lừa đảo đã sử dụng nhiều công nghệ hiện đại như công nghệ trí tuệ nhân tạo deepfake để tạo video, giọng nói giả mạo nhằm xây dựng lòng tin từ nạn nhân; ứng dụng công cụ tự động (chatbot) để giao tiếp liên tục với nạn nhân; dùng phần mềm chuyên dụng trên máy tính để thực hiện cuộc gọi viễn thông, tiếp cận nhiều người cùng lúc...
Việc ứng dụng công nghệ cao khiến cho nhiều nạn nhân khi tiếp xúc các nội dung giả mạo đã không phân biệt được thật - giả, dẫn tới dễ bị mắc lừa.
Tiểu thương "chợ mạng" tất tả xác thực định danhNgay sau khi nắm được thông tin về nghị định 147, nhiều người bán hàng trên các nền tảng MXH đang tất tả xác thực định danh tài khoản. Nhiều video hướng dẫn cũng được đăng tải.
Chuyên livestream bán quần áo trên TikTok và Facebook, chị Bích Thảo (TP.HCM) cho biết nếu tài khoản cá nhân ở các kênh này bị vô hiệu hoặc mất, chị sẽ bị ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập do mất liên lạc với hàng loạt khách hàng thân thiết, tương tác chủ yếu qua tin nhắn trên mạng. Theo ghi nhận, thời gian qua nhiều người livestream bán hàng trên mạng nhưng không xác thực định danh tài khoản bằng số điện thoại hoặc mã định danh.
Không ít trường hợp trong số này chuyên bán hàng nhái, giả, mập mờ nguồn gốc xuất xứ. Có những bên còn thẳng thắn nói mình đang bán hàng giả, với giá rẻ hơn so với hàng chính hãng. Vì vậy, việc xác thực chính chủ cũng giúp cơ quan chức năng quản lý thị trường tốt hơn, bảo vệ khách hàng và những người làm ăn chân chính.