Tôi sống ven Sài Gòn 17 km, không sợ kẹt xe
Ôtô và xe máy cứ đổ thừa lẫn nhau là nguyên nhân gây ùn tắc, nhưng vấn đề thực sự nằm ở quy hoạch đô thị và giãn dân.
Tôi sống ở vùng ven Sài Gòn, cách trung tâm khoảng 17 km. Cuộc sống ở đây với tôi, thật sự thoải mái. Nhà rộng rãi, công ty cách nhà chỉ 1 km, nên mỗi ngày tôi đi bộ hoặc đạp xe đến chỗ làm.
Buổi tối, tôi dễ dàng chở con đi siêu thị hoặc công viên gần nhà. Không ồn ào, không kẹt xe, lại chẳng phải chen chúc như ở trung tâm.
Nhiều người thường nhìn vùng ven như một khu vực thiếu tiện ích hoặc không đủ phát triển. Nhưng với tôi, chỉ cần biết cách cân đối giữa nơi ở và nơi làm việc, mọi thứ đều dễ dàng. Tôi chọn sống vùng ven, vì ở đây có không gian rộng rãi,Yoo88 Ng Nhập - Trải Nghiệm Giải Trí Đỉnh Cao thoáng đãng. Công việc của tôi cũng gần nhà, Tìm Hiểu về Nohu Club PC - Phần Mềm Giải Trí Đỉnh Cao Dành Cho Game Thủ Việt nên không mất quá nhiều thời gian di chuyển.
Điều tôi thấy là, Vào Link SBOBET Khi Bị Chặn_ Cách Truy Cập An Toàn Và Liên Tục vấn đề giao thông ùn tắc không nằm ở việc sử dụng xe máy hay ôtô, mà do mật độ dân số tại trung tâm quá đông. Cơ sở hạ tầng giao thông dường như đang gồng gánh một khối lượng quá lớn.
Tại sao không phân tán mật độ dân cư? Hỗ trợ người dân giãn ra vùng ven, đồng thời đưa các cơ quan hành chính, bệnh viện,bongdalu fun trường học lớn về ngoại thành? Điều này không chỉ giảm tải cho trung tâm, mà còn mang đến cơ hội phát triển cân bằng hơn cho cả thành phố.
Nhìn vào Hà Nội, bài học về quy hoạch trở nên rõ ràng. Đường sắt trên cao ở trục Nguyễn Trãi chỉ vận chuyển được 30.000 lượt người mỗi ngày, nhưng số người di chuyển qua đây thực tế cao hơn nhiều.
Lẽ ra, khi phát triển đô thị về phía Thanh Xuân, cần đưa thêm trường học, bệnh viện, hoặc văn phòng làm việc về đây để cân bằng. Thế nhưng, phần lớn chỉ là các tòa nhà chung cư. Hạ tầng giao thông chưa đáp ứng được, nhưng chung cư vẫn mọc lên, gây áp lực lớn lên hệ thống xã hội.
TP HCM cũng đang đối diện với bài toán tương tự. Những chung cư, văn phòng "đắc địa" gần trung tâm được xây ồ ạt để đáp ứng nhu cầu ngắn hạn, nhưng lại quên đi sức chịu đựng của hạ tầng.
Những quyết định thiếu tính toán dài hạn này đang đẩy các đô thị lớn vào thế khó, khi mật độ dân cư tại trung tâm quá tải, còn vùng ven lại bị lãng quên.
Để một thành phố phát triển bền vững, cần một chiến lược quy hoạch rõ ràng, dám đổi mới. Hãy để cả trung tâm lẫn ngoại thành đều có cơ hội phát triển cân bằng, và người dân ở đâu cũng cảm thấy đáng sống.
*Quan điểm của bạn thế nào?
Chia sẻ bài viết về địa chỉ email:[email protected] hoặc ấn vào box bên dưới.
Trần Huy